Liên đoàn Vật lý Địa chất : ” 50 năm xây dựng và phát triển “

Pinterest LinkedIn Tumblr +

                                            LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT

                                      5O NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 50_vldc_1

Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã vượt mọi khó khăn, đoàn kết nhất trí, không ngừng phấn đấu và phát triển trên các lĩnh vực công tác, đạt nhiều kết quả trong sản xuất, nghiên cứu, có những đóng góp xứng đáng vào công tác điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản nước ta. Các lĩnh vực công tác nổi bật của Liên đoàn Vật lý Địa chất là

                 1. CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ HÀNG KHÔNG

Công tác địa vật lý hàng không được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1961. Năm 1964 đã hoàn thành bay khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 toàn miền Bắc Việt Nam. Năm 1983-1992 hoàn thành bay liên kết với tài liệu từ hàng không phần miền Nam Việt Nam để thành lập bản đồ trường từ hàng không Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (1995). Bản đồ này được biên tập, xuất bản ở tỷ lệ 1:1.000.000 vào năm 1998, nó có giá trị sử dụng không chỉ đối với điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, tai biến địa chất,… mà còn cho nhiều lĩnh vực khác như thông tin liên lạc, an ninh quốc phòng…

Từ năm 1982, bắt đầu áp dụng công nghệ bay đo tổ hợp từ-phổ gamma phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000. Đến nay đã hoàn thành 18 đề án bay từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 trên diện tích hơn 95.000 km2. Kết quả bay đo đã thu thập số liệu để thành lập các bản đồ trường (trường từ, trường phóng xạ gamma, trường hàm lượng nguyên tố phóng xạ K, U, Th). Nhờ áp dụng công nghệ xử lý mới, các số liệu này sau đó tiếp tục được xử lý – phân tích để thành lập các bản đồ cấu trúc địa chất, bản đồ khoanh vùng dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý.

Công nghệ bay đo địa vật lý của Liên đoàn Vật lý Địa chất trong những năm qua không ngừng đổi mới. Trước năm 1989, số liệu được thu thập theo công nghệ ghi tương tự, dẫn đường bay thực hiện bằng chụp ảnh và video, việc xử lý số liệu và hiển thị kết quả hoàn toàn bằng thủ công. Từ năm 1996 đến nay, các công đoạn nêu trên đều thực hiện bằng kỹ thuật số, luôn cập nhật với công nghệ thế giới cùng thời kỳ.

Kết quả bay đo địa vật lý, qua kiểm tra mặt đất, đã phát hiện nhiều diện tích triển vọng khoáng sản để chuyển giao tìm kiếm, thăm dò. Đã phát hiện nhiều mỏ quan trọng: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), Nà Rụa, Nà Lũng, Boong Quang (Cao Bằng); urani Khe Hoa – Khe Cao (Quảng Nam); fluorit Xuân Lãnh (Phú Yên); vàng (Sơn Hoà, Xã Lát, Xuân Sơn, Trà Bu, Sơ Tang, Tây Huế…); magnesit Kong Queng, Sơ Ró (Gia Lai), sắt và đồng-niken ở Thất Khê (Cao Bằng), sắt và chì-kẽm ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thượng Giáp (Tuyên Quang); đồng Phan Thanh (Cao Bằng) và nhiều mỏ sa khoáng ilmenit ven biển.

Hiện nay, bằng công nghệ xử lý – phân tích mới Liên đoàn Vật lý Địa chất đang khai thác nâng cao các số liệu bay đo địa vật lý đã có, tổng hợp với tài liệu địa chất, khoáng sản trên nhiều đới cấu trúc – sinh khoáng ở Việt Nam. Nhờ đó, đã xác định, dự báo thêm nhiều diện tích triển vọng khoáng sản nội sinh. Khi kiểm tra mặt đất đã phát hiện nhiều điểm khoáng sản mới có giá trị như vàng ở Khe Máng (Hà Tĩnh), Khe Nang (Quảng Bình), A Ngo (Tây Huế), Trà Đốc (Quảng Nam), Tiên Cẩm (Quảng Ngãi)….

 1  4
            Kiểm tra máy trước chuyến bay đo.         Chuẩn bị cho một chuyến bay khảo sát.
 3  2
                    Đội bay đo địa vật lý             Máy bay AN2 bay đo địa vật lý
 5  6

    Ảnh xử lý tài liệu địa vật lý hàng không

Từ năm 2017 Liên đoàn Vật lý Địa chất sẽ thực hiện một số đề án khảo sát quan trọng, với đối tượng nghiên cứu, điều kiện địa chất, địa hình và công nghệ – thiết bị bay đo khác nhiều so với trước đây.Cụ thể :

Trên đất liền

  • Đề án “Bay đo từ phổ gamma và trọng lực vùng Lào Cai – Yên Bái tỷ lệ 1:50.000 -1:25.000” trên diện tích 7360 km2, bao trùm phần lớn đới cấu trúc Tú Lệ rất có tiềm năng sinh khoáng.
  • Đề án “Bay đo từ, phổ gamma và trọng lực vùng Tây Bắc”, gồm các nội dung:

+ Bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:200.000 trên diện tích 14.500 km2, phủ hầu hết phần còn “trống số liệu” của bản đồ từ trường Việt Nam tỷ lện 1:500.000;

+ Bay đo từ – phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 và bay đo trọng lực tỷ lệ 1:50.000 trên diện tích 13.600 km2, thuộc một phần đới khâu Sông Mã và toàn bộ phức nếp lồi Cẩm Thủy.

Trên biển và hải đảo

  • Dự án “Bay đo từ và trọng lực tỷ lệ 1:250.000 vùng biển và hải đảo Việt Nam” với mục tiêu lập bản đồ cấu trúc địa chất, xác định các diện tích triển vọng khoáng sản, bổ sung cơ sở dữ liệu trọng lực quốc gia, góp phần xác lập luận cứ khoa học phục vụ an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển, đảo và biển Việt Nam.
  •          2. CÔNG TÁC ĐO VẼ TRỌNG LỰC MẶT ĐẤT

Công tác đo vẽ trọng lực mặt đất tỷ lệ 1:500.000 được tiến hành ở Miền Bắc Việt Nam từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước.

Năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Liên đoàn Vật lý Địa chất được giao nhiệm vụ đo vẽ, thành lập bản đồ trọng lực tỷ lệ 1:500.000 Miền Nam Việt Nam. Từ 2 nguồn tài liệu đó, đã thành lập bản đồ trọng lực toàn lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 vào năm 1985. Năm 2011, Liên đoàn Vật lý Địa chất được giao nhiệm vụ đo bổ sung các “vùng trống”, kết hợp tài liệu trọng lực tỷ lệ 1:100.000 – 1:50.000, hoàn chỉnh bản đồ trọng lực tỷ lệ 1:500.000 và biên tập để xuất bản.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được áp dụng rộng rãi, trong tổ hợp cùng với phương pháp đo vẽ từ phổ gamma hàng không, phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản theo nhóm tờ tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000. Số liệu trọng lực đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cấu trúc, đứt gãy, magma để hỗ trợ thành lập bản đồ cấu trúc địa chất, nghiên cứu cấu trúc – kiến tạo sâu, phát hiện và phân loại các khối magma ẩn làm tiền đề tìm kiếm các loại khoáng sản; phát hiện và xác định các tham số cấu trúc của các hệ thống đứt gãy, các tham số đặc trưng của các đới biến đổi liên quan với các loại khoáng sản. Đến nay, toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 27 diện tích được đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1:100.000 đến 1:50.000 với tổng diện tích xấp xỉ 85.000 km2.

 7  8
                                         Chuẩn máy trọng lực trước khi triển khai sản xuất
 9  10

Kiểm tra công tác đo trọng lực Đề án bay Nam Pleiku 

                    3. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA VẬT LÝ MẶT ĐẤT

Trước năm 2000, Liên đoàn Vật lý Địa chất thực hiện công tác địa vật lý mặt đất chủ yếu là để kiểm tra các dị thường địa vật lý hàng không.

Từ năm 2002 với những thành công đạt được trong công tác kiểm tra dị thường địa vật lý hàng không, Liên đoàn Vật lý Địa chất được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam giao nhiệm vụ trực tiếp điều tra đánh giá một số loại hình khoáng sản, đặc biệt là các loại khoáng sản “nhạy cảm” với các phương pháp địa vật lý (sắt từ, kim loại dẫn điện, kim loại phóng xạ, có chứa phóng xạ) hoặc do Liên đoàn Vật lý Địa chất phát hiện trong quá trình xử lý, phân tích tài liệu bay đo hàng không, như magnesit, wolastonit, sắt, đồng, niken, vàng, … Cụ thể là:

Năm 2002-2004: Đánh giá triển vọng magnesit vùng Kong Queng, huyện KonChro, tỉnh Gia Lai;

Năm 2006-2009: Đánh giá tiềm năng magnesit vùng Tây Kong Queng, huyện Konchro, tỉnh Gia Lai;

Năm 2003-2005: Kiểm tra, kiểm tra chi tiết dải dị thường từ vùng Cao Bằng-Thất Khê để tìm kiếm phát hiện quặng sắt, đồng, ni ken (bỏ vì các đề án khác không nêu hoặc nêu đã phát hiện…trong các đề án khác);

Năm 2006-2009: Kiểm tra, kiểm tra chi tiết dải dị thường từ hàng không vùng Thượng Giáp, tỉnh Tuyên Quang;

Năm 2013-nay: Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng magnesit, đolomit, wolastonit vùng Tây Sơró, huyện KonChro, tỉnh Gia Lai;

11.         Đo sâu điện từ bằng máy Protem-57. 12 Đo sâu phân cực kích thích bằng máy Elrecpro.
 13  14
                                          Kiểm tra thực địa công tác địa vật lý mặt đất
 15  16
                                     Thi công thực địa đề án Bauxit – Laterit Tây Nguyên
 17  18
                                   Thi công thực địa dự án magnesit – wolastonit Tây Sro
 19  20
 21  22

Công tác thực địa kiểm tra sơ bộ dị thường địa vật lý hàng không

Từ năm 2013, Liên đoàn Vật lý Địa chất được giao nhiệm vụ áp dụng tổ hợp các phương pháp địa vật lý hợp lý (đo địa chấn 2D, VSP và carota) nghiên cứu cấu trúc địa chất khống chế các tầng chứa than, phục vụ điều tra đánh giá tiềm năng tài nguyên than ở đồng bằng sông Hồng với chiều sâu nghiên cứu tới trên 2500m.

Liên đoàn đã sử dụng bộ máy địa chấn đa kênh E428-XL của hãng Sercel, máy đo địa vật lý giếng khoan GEOLOGGING của hãng Robertson, tiến hành thu-nổ hàng trăm kilomét tuyến phản xạ 2D, ghi hàng nghìn mét địa vật lý giếng khoan. Kết quả thu- nổ và xử lý-phân tích bước đầu đã xác định được hệ thống đứt gãy, các khối cấu trúc và các tập chứa than khá rõ ràng ở phần Đông Nam dải nâng tương đối Khoái Châu-Tiền Hải.

Các mặt cắt địa chất-địa chấn 2D – kết quả đo và xử lý phân tích tài liệu thực hiện trong các năm 2013-2015 thực sự là cơ sở tin cậy để các nhà địa chất thiết kế các lỗ khoan thăm dò than trên khu vực nghiên cứu.

 23  24
 25  26

Thi công thực địa Đề án : ” Điều tra, đánh giá tổng thể bể than sông Hồng “

Với uy tín và kinh nghiệm về khảo sát địa vật lý mặt đất, trong thời gian qua, nhiều công ty nước ngoài đã hợp tác với Liên đoàn Vật lý Địa chất trong khảo sát tìm kiếm khoáng sản, như: Công ty Alvil (Úc) – tìm kiếm đồng – vàng ở Đức Phú (Quảng Nam); Công ty Vàng Bồng Miêu (Liên doanh Việt – Úc) – tìm kiếm, đánh giá vàng khu mỏ Bồng Miêu; Công ty Leader Resourses LTD. (Úc) – tìm kiếm, đánh giá quặng chì-kẽm ở Nà Tùm (Bắc Kạn); Công ty TPJ (Anh) – tìm kiếm, đánh giá vàng ở Lai Châu; thăm dò muối mỏ kali tại Nong Book, tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào.

27                         Đo địa vật lý lỗ khoan 28           Nổ mìn đo địa chấn dọc thành lỗ khoan

Đo địa chấn và carota nghiên cứu muối mỏ ở NoongBook, CHDCND Lào

                   4. CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ BIỂN

Liên đoàn Vật lý Địa chất là một trong những đơn vị đầu tiên tiến hành nghiên cứu địa vật lý biển. Công tác khảo sát địa vật lý biển được tiến hành từ năm 1991 tại vùng biển nông Hàm Tân (Bình Thuận) với sự tài trợ của CCOP, trên diện tích 1.200 km2 với 900 km tuyến khảo sát địa vật lý.

Trong 5 năm (1993-1997) đã khảo sát trên diện tích 52.000 km2 (16.000 km tuyến địa vật lý) ở tỷ lệ 1/500.000 dọc bờ biển ở độ sâu từ 0-30 m nước, từ Móng Cái đến Đà Nẵng và từ Hà Tiên đến Cà Mau. Hệ phương pháp được áp dụng gồm: đo địa chấn phản xạ nông liên tục phân giải cao, đo từ biển và đo sâu hồi âm.

Các tài liệu địa vật lý biển (địa chấn, từ trường, đo độ sâu đáy biển…) đã cung cấp những thông tin quý giá làm sáng tỏ cấu trúc trong trầm tích Đệ tứ, đặc điểm các lớp trầm tích chưa gắn kết trong Đệ tứ; sự phân bố các trầm tích Đệ tứ và magma, các hệ thống đứt gãy và các khu vực có khả năng tồn tại các bẫy sa khoáng. Những tài liệu này đã góp phần quan trọng trong công tác điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ Việt Nam.

Từ năm 2017, Liên đoàn Vật lý Địa chất sẽ thi công phần địa vật lý biển của một số dự án:

Dự án “Điều tra, đánh giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ, phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam”.

Dự án “Điều tra địa chất khoáng sản, tai biến địa chất, môi trường địa chất tỷ lệ 1:100.000 vùng biển 0 – 30m nước từ Hải Phòng đến Nga Sơn, Thanh Hóa”. Trong dự án này, lần đầu tiên đo địa chấn phản xạ sẽ dùng tổ hợp máy đo địa chấn biển đa kênh của Mỹ với khả năng nghiên cứu sâu từ 700 đến 1000m phần dưới đáy biển.

 29  2222
 30
                                 Đo địa chấn phản xạ phân giải cao đơn kênh trên biển
31                                                    Kiểm tra thực địa đo Địa vật lý biển

                   5. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Từ đầu những năm 70, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã quan tâm vấn đề xử lý tài liệu bằng các công cụ toán học thống kê, như nghiên cứu ứng dụng thuật toán Bayerst, lý thuyết thông tin, lý thuyết xác suất thống kê, … trong phân tích tài liệu từ, trọng lực. Thử nghiệm một số phương pháp mới vào điều kiện địa chất Việt Nam, như áp dụng phương pháp cảm ứng điện từ với việc lắp ráp máy DCT-1 (1976), áp dụng phương pháp chiếu sóng vô tuyến với máy chiếu sóng lỗ khoan (1976), v.v…

Liên đoàn Vật lý Địa chất còn tập trung nghiên cứu phát triển công tác xử lý, phân tích, giải đoán tài tiệu địa vật lý ở mức độ cao theo một quy trình công nghệ hợp lý, chặt chẽ kết hợp sử dụng các chương trình xử lý, phân tích mới, mạnh, để khai thác triệt để hơn thông tin địa vật lý nhằm làm sáng tỏ cấu trúc địa chất lãnh thổ và đánh giá triển vọng khoáng sản ẩn, sâu.

 32  33

Thi công thực địa đề tài Nghiên cứu khoa học

Liên đoàn vật lý Địa chất cũng đã tập trung nghiên cứu sữa chữa, chế tạo máy và thiết bị Địa vật lý phục vụ điều tra cơ bản và thăm dò khoáng sản. Đã chế tạo các máy: máy thu phát địa chấn biển nông phân giải cao, máy thăm dò điện, từ và phóng xạ mặt đất.

34Bộ tích năng lượng 35Đầu phát boomer
36Đầu phát sparker 37Bộ ghi số liệu
                   Bộ máy Địa chấn nông phân giải cao do Liên đoàn nghiên cứu chế tạo.

 

38Máy đo từ mặt đất 39Máy thăm dò điện
40Máy đo xạ đường bộ .

 

       Một số máy địa vật lý là sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ do Liên đoàn thực hiện

             6. CÔNG TÁC ỨNG DỤNG ĐỊA VẬT LÝ TRONG ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT

Tìm kiếm nước ngầm ở độ sâu lớn là một thế mạnh của các phương pháp địa vật lý. Liên đoàn Vật lý Địa chất đã thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất cho nhiều tỉnh đặc biệt khó khăn vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

 41  42
 43  44

Đo Địa vật lý và khoan máy tìm kiếm nước ngầm tỉnh Yên Bái ( 2006 )

Từ năm 1992, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã hình thành bộ phận chuyên ngành địa vật lý môi trường nhằm đáp ứng các yêu cầu điều tra nghiên cứu môi trường. Đã tiến hành điều tra địa vật lý môi trường cho phần lớn các đô thị của Việt Nam và trên một số đảo.

 45  46
 47  48

Đo Địa vật lý môi trường điều tra môi trường mỏ Apatit Lao Cai

Liên đoàn Vật lý Địa chất đã khảo sát địa chất công trình cho nhiều lĩnh vực kinh tế như:

Khảo sát địa chất công trình thuỷ điện, trong đó có các công trình quan trọng tầm quốc gia như thủy điện Sông Đà (1972); thủy điện A Vương (2002); thủy điện Đak Mi (Quảng Nam, năm 2002); thủy điện Sekaman III – CHDCND Lào (2003) …

 49  50

  Đo Địa chấn khảo sát bổ sung nhà máy thủy điện ở CHDCND Lào

Khảo sát nền móng công trình giao thông và xây dựng cho rất nhiều công trình, trong đó có các công trình quan trong như nhà máy xi măng Bút Sơn (1988); Nhà máy xi măng Hải Phòng mới; nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận; khu công nghiệp Vũng Áng, khu bến cảng Dung Quất (Quảng Ngãi); hầm Dốc Xây (Quốc lộ 1A); hầm A Roòng (đường Hồ Chí Minh); hầm đường bộ Đèo Ngang (Hà tĩnh – Quảng Bình); công trình cáp treo Hòn Tre (Nha Trang, 2007); v.v..

Công tác khảo sát tai biến địa chất cũng được chú trọng, triển khai kịp thời khi có thông tin và được địa phương yêu cầu hoặc cấp trên giao. Kết quả đã đánh giá và dự báo các khu vực có thể bị sụt lún tiếp để các địa phương nơi có sụt lín có kế hoạch di dới dân cà cảnh báo, như: sụt lún ở dọc bở sông Hiếu – Cam Lộ (2006), sụt lún ở xã Thiện Kê, huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc (2016), Sụt lún ở Chợ Đồn – Bắc Cạn (2016).

 51  52
 53 Một số hình ảnh đo Rada xuyên đất khảo sát sụt lún ở Cam Lộ – Quảng Trị (năm 2006)
54 Hình ảnh khảo sát sụt lún ở Chợ Đồn – Bắc Cạn (2016) 55 Hình ảnh quan trắc mực nước tĩnh để xác định nguyên nhân sụt lún ở Chợ Đồn – Bắc Cạn (2016)

                 

               MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỂN HÌNH

Từ khi thành lập năm 1967 đến nay, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã được Nhà nước giao thực hiện hơn 300 đề án, báo cáo sản xuất và nghiên cứu khoa học với quy mô lãnh thổ, tỷ lệ khảo sát và tổ hợp công nghệ đo ghi khác nhau.

Theo quy mô lãnh thổ, tỷ lệ nghiên cứu, các đề án, báo cáo trên có thể xếp vào các nhóm nhiệm vụ:

I. Nghiên cứu, điều tra địa vật lý khu vực tỷ lệ nhỏ (<1:1.000.000 – 1:500.000);

II. Nghiên cứu, điều tra địa vật lý khu vực tỷ lệ trung bình (1:250.000 – 1:200.000);

III. Nghiên cứu, điều tra địa vật lý khu vực tỷ lệ lớn (1:100.000 – 1:25.000);

IV. Điều tra, đánh giá, thăm dò địa vật lý (>1:25.000).

Theo công nghệ và vị trí đo ghi có thể chia thành các nhóm phương pháp địa vật lý: hàng không, biển, mặt đất

Theo mục đích điều tra chính, đối tượng phục vụ có thể chia thành các nhóm phương pháp địa vật lý điều tra: địa chất-khoáng sản, địa chất môi trường, tai biến địa chất.

Sản phẩm của các đề án, báo cáo này hiện được lưu giữ tại hai cơ sở: Trung tâm Thông tin lưu trữ địa chất và Thư viện Liên đoàn Vật lý Địa chất.

Đây là nguồn tài liệu, thông tin vô giá không chỉ đã đóng góp, phục vụ cho sự nghiệp điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản giai đoạn đã qua mà còn có ý nghĩa sử dụng lâu dài, tiếp tục được xử lý, phân tích nhằm khai thác phục vụ cho công tác nghiên cứu, điều tra đánh giá khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản sâu trong giai đoạn mới cũng như phục vụ cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.

Kết quả điều tra nghiên cứu địa vật lý khu vực tỷ lệ nhỏ và trung bình đã mang lại một lượng số liệu khổng lồ. Các số liệu này được xử lý và xây dựng thành các bản đồ theo từng yếu tố và thành phần trường với tỷ lệ khác nhau. Cho đến nay phần lớn lãnh thổ Việt Nam, trên đất liền và các vùng biển đảo, đã được khảo sát, đo vẽ địa vật lý ở tỷ lệ 1: 1.000.000 và chi tiết hơn, phủ kín gần như toàn bộ diện tích với độ đồng nhất cao. Nhiều bộ bản đồ các trường địa vật lý và kết quả nghiên cứu địa vật lý khu vực lãnh thổ Việt Nam đã được đánh giá cao, như “bản đồ trường từ Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 và tỷ lệ 1:1.000.000”; “bản đồ trường dị thường trọng lực Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 và tỷ lệ 1:1.000.000”; “bản đồ điện trở suất đất Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000”; “bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000”; “bản đồ trường phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:500.000”; “bản đồ radon tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000”; v.v. là sản phẩm của các đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ, trên cơ sở các tư liệu đã có. Các bản đồ này đang dần hình thành bộ atlas bản đồ các trường địa vật lý và tham số địa vật lý cơ bản nhất của lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

Kết quả đo vẽ trọng lực khu vực và bay đo từ phổ gamma tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn đã cung cấp một khối lượng lớn tài liệu địa vật lý có giá trị cho công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 – 1:25.000 và tạo ra cơ sở dữ liệu bản đồ trường địa vật lý tỷ lệ tương ứng. Ngoài việc phục vụ công tác lập bản đồ địa chất trước đây, các tài liệu này hiện nay còn cung cấp nhiều thông tin có giá trị phục vụ các đề án điều tra, đánh giá khoáng sản cho nhiều đơn vị như đề án “Điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam” (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam); “Điều tra, đánh giá tiềm năng quặng Au đới Tam Kỳ-Phước Sơn” (Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam); v.v..

Kết quả điều tra, đánh giá, thăm dò các mỏ, điểm khoáng sản bằng tổ hợp các phương pháp địa vật lý, địa chất do Liên đoàn Vật lý Địa chất chủ trì, hoặc phối hợp với các đợn vị khác thực hiện trong những năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác tìm kiếm, phát hiện mới và nâng cao trữ lượng tài nguyên khoáng sản cho đất nước: pyrit (Giáp Lai); fluorrit (Xuân Lãnh); vàng (Bồng Miêu, Tiên Hà, Tiên Cẩm, A Ngo, …); sắt (Cao Bằng); Cu-Ni (Tuyên Quang, Cao Bằng); và đặc biệt là trong đề án “Điều tra đánh giá tiềm năng tài nguyên than trũng Sông Hồng”; v.v..

Kết quả thực hiện các đề án điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ với quy mô, tỷ lệ nghiên cứu khác nhau đã cung cấp những luận cứ có cơ sở khoa học và tin cậy giúp các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội:

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ điều tra địa chất công trình, đánh giá hiện tượng tai biến địa chất và đề xuất giải pháp khắc phục với quy mô, đối tượng khác nhau đã cung cấp những tài liệu khoa học khách quan, không chỉ làm sáng tỏ nguyên nhân hiện tượng tai biến sụt lún tại các địa phương, mà còn đề xuất các giải pháp, biện pháp để các cấp chính quyền địa phương có kế hoạch ứng phó, khắc phục, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, ổn định sản xuất, đời sống (Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; …), doanh nghiệp (mỏ Nà Tùm, tỉnh Bắc Cạn; công ty THHH Đường cao tốc Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình; …).

1. Bản đồ từ hàng không Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:1.000.000

Bản đồ trường từ hàng không Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:1.000.000 gồm hai bản đồ: Bản đồ trường từ hàng không Việt Nam (phần đất liền) và Bản đồ dị thường từ hàng không DTa Việt Nam (phần đất liền). Bản đồ thành lập theo niên đại 1990. Mạng lưới tài liệu có tỷ lệ vẽ thực tế là 1:500.000. Sau đó các bản đồ được biên tập để phục vụ xuất bản dưới dạng bản đồ số tỷ lệ 1:1.000.000. Bộ bản đồ công bố dưới dạng bản đồ đẳng trị có tiết diện 25 nT.

ban-do-1

                                                   Bản đồ trường dị thường từ Việt Nam (Phần đất liền)

2. Bản đồ trường trọng lực Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1: 500.000

Bản đồ trường trọng lực Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 gồm các bản đồ:Bản đồ trường dị thường trọng lực Bughe Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (phần đất liền); Mật độ lớp giữa 2,67 g/cm3và 2,58 g/cm3; Bản đồ trường dị thường Fai Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (phần đất liền); Các bản đồ thành lập với giá trị trọng lực bình thường theo công thức Helmert (1901÷1909) đã tính chuyển theo hệ thống trọng lực Quốc tế mới (Posdam, 1971), hiệu chỉnh địa hình theo phương pháp Prisivanco.

                                                   ban-do-2

                                                    Bản đồ trường dị thường trọng lực bughe Việt Nam (phần đất liền)

3. Bản đồ phân vùng điện trở suất đất Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:1.000.000

Bản đồ phân vùng điện trở suất đất Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 được thành lập từ các nguồn: Bộ bản đồ phân vùng điện trở suất đất Việt Nam năm 1988, các tài liệu đo sâu điện có từ sau năm 1988 đến 2003 là 12.470 điểm. Tất cả các điểm đo đều sử dụng hệ thiết bị 4 cực đối xứng Slumbeger. Bộ bản đồ gồm: 6 bản đồ điện trở (r1; r2; rbk) và chiều dày lớp đất mặt (h1);

                                                   ban-do-3

                                            Bản đồ phân vùng điện trở suất lớp đất mặt (R1) Việt Nam (phần đất liền)

4. Bản đồ trường phóng xạ Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:1.000.000

Bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 biên tập năm 2008 trên cơ sở các tài liệu Bản đồ trường phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 năm 1994 và thu thập các tài liệu đo phóng xạ từ năm 1994 đến 2007. Mạng lưới điểm thành lập bản đồ đạt mật độ (2´2) điểm/km2. Bộ bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 gồm ba bản đồ: Bản đồ giá trị phóng xạ tự nhiên Việt Nam, Bản đồ điểm dị thường phóng xạ Việt Nam và Bản đồ trường phóng xạ Việt Nam (bản đồ đẳng trị có tiết diện 5 mR/h).

                                                       ban-do-4

                                             Bản đồ phóng xạ Việt Nam (phần đất liền)

5. Bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (phần đất liền và một số đảo lớn)

Đây là bộ bản đồ liên quan đến nghiên cứu môi trường địa chất hoàn thành năm 2014, gồm một loạt các bản đồ thành phần: Bản đồ radon tự nhiên, bản đồ bức xạ gamma tự nhiên và phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 theo đơn vị mSv/năm. Các bản đồ được thành lập từ kết quả các đề án nghiên cứu môi trường và đo bổ sung đạt mạng lưới (4-10)x10 km2/điểm.

                                                    ban-do-5

                                                                Bản đồ phông bức xạ tự nhiên các tỉnh Việt Nam (phần đất liền)

6. Các bản đồ từ phổ gamma máy bay

Từ năm 1982 đến nay, công tác bay đo từ phổ gamma máy bay tỷ lệ 1:50.000-1:25.000 đã thực hiện theo 18 đề án riêng với tổng diện tích 94.791 km2. Diện tích trên phủ gần kín địa bàn từ Huế đến Phan Rang – Đà Lạt. Mạng lưới bay theo tuyến cách đều 250-500 m/tuyến, độ cao bay <100 m.

Các bản đồ trường thu được gồm:

– Bản đồ trường từ T tỷ lệ 1:50.000-1:25.000;

– Bản đồ trường dị thường từ DTa tỷ lệ 1:50.000-1:25.000;

– Bản đồ hàm lượng urani tỷ lệ 1:50.000-1:25.000;

– Bản đồ hàm lượng thori tỷ lệ 1:50.000-1:25.000;

– Bản đồ hàm lượng kali tỷ lệ 1:50.000-1:25.000;

– Bản đồ cường độ phóng xạ tỷ lệ 1:50.000-1:25.000.

Các bộ bản đồ trường từ, trọng lực, phóng xạ có mạng lưới số liệu theo tỷ lệ 1:500.000. Các bản đồ đã được số hóa lưu giữ các thông tin: vị trí và giá trị số đo để vẽ bản đồ và bản đồ đẳng trị. Với mỗi trường có các biện pháp xử lý cụ thể, đảm bảo lưu giữ được đầy đủ, khách quan các thông tin, thuận lợi cho việc khai thác sử dụng và yêu cầu bảo mật.

7. Một số mỏ điển hình phát hiện từ công tác địa vật lý

Các kết quả của công tác địa vật lý đã trực tiếp, hoặc góp phần quan trọng phát hiện các mỏ, thân quặng. Dưới đây là một số mỏ điển hình:

Mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh được phát hiện trực tiếp qua kết quả bay đo trường từ tỷ lệ 1: 200.000 lãnh thổ miền Bắc Việt Nam trong những năm 1960 của thế kỷ trước. Tổng trữ lượng và tài nguyên cấp B+C1+C2 đã tính được là 544 triệu tấn quặng.

Bằng phương pháp đo phóng xạ đã phát hiện một số mẫu đá có cường độ phóng xạ cao, từ đó đã tìm ra vùng mỏ phóng xạ – đất hiếm có trữ lượng lớn ở Nậm Xe, Phong Thổ, Lai Châu.

Phân tích kết quả đo từ phổ gamma máy bay, kết hợp với tài liệu trọng lực mặt đất đã phát hiện trực tiếp và dự báo triển vọng urani ở vùng trũng Nông Sơn, ngày nay đã trở thành mỏ urani lớn nhất Việt Nam.

Phần lớn các mỏ sắt khác như Bảo Hà (Yên Bái), Lang Hit, Trại Cau (Thái Nguyên), v.v…; Các mỏ phóng xạ, đất hiếm có quy mô công nghiệp, các vùng tập trung sa khoáng titan, ilmenit đang khai thác hiện nay đều được ghi nhận trên các bản đồ dị thường từ, từ phổ gamma máy bay và bản đồ trường phóng xạ tự nhiên.

Bằng phương pháp phân cực kích thích vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước đã phát hiện mới các thân quặng pyrit nằm sâu có trữ lượng lớn nhất (khoảng 1 triệu tấn) ở mỏ pyrit Giáp Lai (Phú Thọ).

Tham gia thăm dò ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), do công ty Cra-E (Úc) và phía Việt Nam thực hiện, bằng phương pháp trường chuyển và phân cực kích thích phát hiện các thân quặng ở độ sâu >100 m trong điều kiện ở phía trên là các công trình thăm dò, khai thác dày đặc.

Các nghiên cứu địa vật lý tại vùng mỏ đồng Sinh Quyền, đồng-vàng nội sinh Tà Phời-Lào Cai xác nhận các dị thường địa vật lý rất có hiệu quả trong phát hiện các thân khoáng. Độ sâu phát hiện theo địa vật lý được kiểm chứng theo tài liệu khoan thăm dò. Độ sâu dự báo còn tồn tại khoáng hóa là >500m.

Mỏ quặng sắt magnetit có nguồn gốc skarn ở Boong Quang, tỉnh Cao Bằng được phát hiện năm 2002 khi tiến hành kiểm tra chi tiết diện tích triển vọng khoáng sản khoanh định theo tài liệu bay đo từ, trọng lực. Ở đây, khi đo vẽ lập bản đồ địa chất, tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 chưa phát hiện dấu hiệu quặng, kể cả biểu hiện khoáng hóa. Cùng tại đây đã phát hiện khoáng hóa đồng-nikel dưới sâu, đã được xác nhận theo kết quả khoan.

Mỏ magnesit Kon Queng, tỉnh Gia Lai cũng được phát hiện năm 2000 khi kiểm tra chi tiết diện tích triển vọng khoáng sản khoanh định theo kết quả bay đo từ- phổ gamma. Đây là mỏ quặng giàu có trữ lượng rất lớn.

Mỏ sắt, chì-kẽm ở Bản Duân, Nà Ón, tỉnh Bắc Cạn được phát hiện bằng tổ hợp các phương pháp điện, từ, trọng lực và trường chuyển. Kết quả xác định trữ lượng dự báo 470.047 tấn quặng chì-kẽm và 8.713.236 tấn quặng sắt.

Với những thành tích xuất sắc rất đáng tự hào đó, Liên đoàn Vật lý Địa chất đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 Liên đoàn đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì do đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

                                                                                                                                    Nguồn: Liên đoàn Vật lý Địa chất./.

 

Share.

Leave A Reply

LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT

Website: https://vatlydiachat.gov.vn/
Địa chỉ cơ quan: Số 1 Ngõ 95 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 8540448
Fax: 0243 8542223
Email: ldvldc@monre.gov.vn