Đoàn Địa vật lý mặt đất

Pinterest LinkedIn Tumblr +

ĐOÀN ĐỊA VẬT LÝ MẶT ĐẤT

Ông Phạm Quang Hưng                                                      Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý mặt đất (2021 – đến nay) Ông Lê Hồng Sơn                                                                      Phó đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý mặt đất (2011 – đến nay)

Cán bộ công nhân viên Đoàn Địa vật lý mặt đất

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Đoàn Địa vật lý Mặt đất tiền thân là Xí nghiệp Địa vật lý Mặt đất được thành lập theo Quyết định số 30/CĐC.QĐ ngày 16/03/1991 của Cục Địa chất Việt Nam trên cơ sở Đoàn 84 (thành lập năm 1987). Năm 2014 sáp nhập với Đoàn Địa vật lý Khu vực theo Quyết định số 454/QĐ-VLĐC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Liên Đoàn trưởng Liên đoàn Vật lý Địa chất.

(Ghi chú: Đoàn Địa vật lý Khu vực tiền thân là Đoàn Địa vật lý 79 (thành lập năm 1979). Đổi tên thành Đoàn Địa vật lý Khu vực theo Quyết định số 54/QĐ-ĐCKS ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản).

Lãnh đạo qua các thời kỳ

Ông: Nguyễn Văn Trạc – Đoàn trưởng Đoàn Vật lý 79 (1979-1986)

Ông: Điều Văn Vân – Đoàn trưởng Đoàn Vật lý 79 (1986-1988)

Ông: Lê Thanh Hải – Đoàn trưởng Đoàn Vật lý 79 (1988-2009)

Ông: Lại Mạnh Giàu – Đoàn trưởng Đoàn Vật lý 79 (2009)

Ông: Phan Minh Tuấn – Đoàn trưởng Đoàn Vật lý Khu vực (Đoàn ĐVL 79 cũ) (2010-2014)

Ông: Phan Đình Long – Đoàn trưởng Đoàn 84 (1987-1990)

Ông: Quách Kim Chữ – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý Mặt đất (1991-1993)

Ông: Nguyễn Trần Tân – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý Mặt đất (1993-1995)

Ông: Ngô Văn Minh – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý Mặt đất (1996-2008)

Ông: Tô Văn Hòa – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý Mặt đất (2009-2011)

Ông: Nông Quốc Khánh – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý mặt đất ( 2011 – 2019)

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Đoàn Địa vật lý mặt đất trực thuộc Liên đoàn vật lý Địa chất có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được Cục địa chất Việt Nam quy định tại Quyết định số 233/QĐ-ĐCVN ngày 14/02/2023

I. Vị trí và chức năng

Đoàn Địa vật lý mặt đất là đơn vị trực thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất, có chức năng tổ chức thực hiện công tác điều tra địa vật lý phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất công trình-địa chất thủy văn, tai biến địa chất trên đất liền; kiểm tra chi tiết các dị thường địa vật lý hàng không trên phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về địa chất, khoáng sản theo quy định pháp luật.

Đoàn Địa vật lý mặt đất có con dấu riêng, hạch toán phụ thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại Hà Đông, thành phố Hà Nội. 

 II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Liên
đoàn; các đề án, dự án điều tra địa vật lý phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất công trình-địa chất thủy văn, tai biến địa chất trên đất liền phạm vi cả nước; dự án đầu tư phát triển của Liên đoàn.
2. Thực hiện các hạng mục công việc Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm
vụ do Liên đoàn giao theo kế hoạch hàng năm của các đề án, dự án điều tra địa vật lý phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất công trình-địa chất thủy văn, tai biến địa chất trên đất liền; kiểm tra chi tiết các dị thường địa vật lý hàng không trên phạm vi cả nước.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Liên đoàn, gồm:
a) Tham gia xác định chi phí hoàn trả việc sử dụng thông tin dữ liệu địa
chất, lượng hóa và hạch toán giá trị tài nguyên địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật.
b) Tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
c) Theo dõi, tổng hợp thông tin, số liệu, dữ liệu về điều tra địa vật lý phục
vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất công trình-địa chất thủy văn, tai biến địa chất trên đất liền phạm vi cả nước.
4. Thực hiện các hoạt động dịch vụ về địa chất, khoáng sản, gồm:
a) Tổ chức thi công các hạng mục công việc thuộc các hợp đồng dịch vụ địa
chất, khoáng sản do Liên đoàn ký và giao đơn vị thực hiện.
b) Thực hiện các dịch vụ về địa chất, khoáng sản theo phân cấp, ủy quyền
của Liên đoàn trưởng về: địa vật lý, địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất công trình- địa chất thuỷ văn, tai biến địa chất và các dịch vụ khác về địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong hoạt động của đơn vị theo quy định.
6. Nghiệm thu nội bộ các nhiệm vụ, công việc hoàn thành của đơn vị, trình
Liên đoàn nghiệm thu cơ sở các nhiệm vụ được Liên đoàn giao.
7. Quản lý tài chính, tài sản và máy móc thiết bị được Liên đoàn giao; Quản lý tổ chức, vị trí việc làm; viên chức, người lao động; thực hiện cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Liên đoàn trưởng
8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Liên Đoàn trưởng giao.

III. Cơ cấu tổ chức của Đoàn

Tổng số CBVC Đoàn Địa vật lý Mặt đất hiện nay là: 19 người, trong đó 16 nam; 03 nữ.

Thạc sĩ: 06;  Kỹ sư: 08;  Cử nhân: 03;  Trung cấp: 0;  Công nhân: 02

Cơ cấu tổ chức gồm:

1. Lãnh đạo Đoàn Địa vật lý mặt đất có Đoàn trưởng và các Phó đoàn trưởng. Số lượng Phó đoàn trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đoàn trưởng chịu trách nhiệm trước Liên đoàn trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Đoàn và các nhiệm vụ được giao; xây dựng nội quy đơn vị;ký các văn bản chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo ủy quyền của Liên đoàn trưởng.
3. Phó đoàn trưởng giúp việc Đoàn trưởng, chịu trách nhiệm trước Đoàn
trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Đoàn trưởng phân công.
4. Viên chức và người lao động của Đoàn thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn theo phân công của Đoàn trưởng và chịu trách nhiệm trước Đoàn trưởng về nhiệm vụ được phân công.

Tóm tắt những thành quả đạt được

Nhiệm vụ chính của đoàn là thực hiện các đề án, dự án trên đất liền bao gồm:

– Từ năm 1985 đến nay, đã thi công các đề án Kiểm tra chi tiết nhiều cụm dị thường địa vật lý máy bay, làm sáng tỏ bản chất địa chất, khoáng sản của chúng; phát hiện, xác định nhiều cụm dị thường liên quan khoáng sản để điều tra, đánh giá, phát hiện mỏ mới của nhiều loại khoáng sản (kim loại màu, quý hiếm, phóng xạ, khoáng chất công nghiệp). Đó là: fluorit Xuân Lãnh (Phú Yên); vàng (Sơn Hoà, Xã Lát, Xuân Sơn, Trà Bu, Sơ Tang, Tây Huế…), magnesit Kong Queng (Gia Lai), sắt và đồng-niken ở Thất Khê (Cao Bằng), sắt và chì-kẽm ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thượng Giáp (Tuyên Quang), đồng niken Phan Thanh (Cao Bằng) và hàng loạt các mỏ sa khoáng ilmenit ven biển; vàng ở Khe Máng, Khe Nang (Hà Tĩnh), A Ngo (Tây Huế), Trà Đốc (Quảng Nam), Tiên Cẩm (Quảng Ngãi)….

– Đo vẽ trọng lực: công tác đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1/100.000 theo đề án bay đo từ phổ gamma; các đề án chuyên đề như Hòa Bình – Cẩm Thủy; thăm dò trọng lực than Cẩm Phả; đo vẽ trọng lực tỷ lệ 1/500.000 toàn quốc; …

– Thi công các đề án điều tra địa chất khoáng sản:

Đề án: Đánh giá triển vọng magnesit vùng Kon Queng, huyện Kon Chro, Tây Kon Queng, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai.

Dự án: Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng magnesit, dolomit và wolastonit vùng Tây Sơ Ró, huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai.

Đề án: Kiểm tra, kiểm tra chi tiết dải dị thường từ hàng không vùng Thượng Giáp tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, …

  • Thi công các đề án địa chất thủy văn: tìm kiếm, đánh giá nước ngầm các tỉnh biên giới, miền núi khó khăn như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn ….

– Thi công các đề án địa chất công trình và tai biến địa chất: Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ thảm họa trượt lở đất đá các cùng miền núi Việt Nam.

– Thi công các đề án Chính phủ: điều tra, đánh giá tổng thể Bauxit – Laterit vùng Tây Nguyên, thăm dò cát đỏ – Bình Thuận…..

– Sản xuất dịch vụ địa chất các lĩnh vực trên các lĩnh vực:

+ Thi công dịch vụ về địa chất khoáng sản: thăm dò quặng sắt ở Tham La; thăm dò muối mỏ kali – CHDCND Lào; thăm dò mỏ sắt – Campuchia; thăm dò mỏ vàng Bồng Miêu, Phước Sơn – Quảng Nam…….

+ Thi công dịch vụ về đo địa vật lý và khoan thăm dò nước cho nhiều địa phương và cơ quan trên toàn quốc: đo địa vật lý và khoan địa chất thủy văn thăm dò nước ở Cao Bằng; Lạc Thịnh – Hòa Bình; Bỉm Sơn – Thanh Hóa…..

+ Ứng dụng các phương pháp địa vật lý khảo sát nền móng các công trình phục vụ xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, các nhà máy xi măng, bãi lăn, bãi đỗ máy bay, hầm ngầm qua núi… ở trong và ngoài nước

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐỊA VẬT LÝ MẶT ĐẤT

   
Ảnh: Liên đoàn trưởng kiểm tra thực địa công tác đo trọng lực đề án “Bay đo từ phổ gamma và đo vẽ trọng lực vùng nam Pleiku” năm 2012
   
   
Ảnh: Đoàn kiểm tra thực địa thi công đề án ” Bauxit, laterit Tây Nguyên” năm 2012
   
   
Ảnh: Thi công đề án thăm dò quặng sắt ở Tham La – CHDCND Lào
   
   
Ảnh: Thi công đề án điều tra trượt lở tỉnh Điện Biên và Sơn La
   
   
Ảnh: Đoàn kiểm tra của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra thực địa

Thi công đề án “Điều tra đánh giá tổng thể quặng magnesit, wolastonit tây Sro – Gia Lai”

   
Ảnh: Phó tổng cục trưởng và Liên đoàn trưởng cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật kiểm tra thực địa Thi công dự án nước tỉnh Cao Bằng năm 2005
   
Ảnh: Đo địa chấn khảo sát thủy điện ở CHDCND Lào
   
Ảnh: Đo địa vật lý khảo sát mỏ Sắt ở Campuchia
 
Ảnh: Lễ kết nạp đảng viên mới chi bộ Đoàn Địa vật lý Mặt đất

                                                                                                                                  Nguồn: Liên đoàn Vật lý Địa chất./.

Share.

Leave A Reply

LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT

Website: https://vatlydiachat.gov.vn/
Địa chỉ cơ quan: Số 1 Ngõ 95 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 8540448
Fax: 0243 8542223
Email: ldvldc@monre.gov.vn