Đoàn Địa vật lý hàng không

Pinterest LinkedIn Tumblr +

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

 ĐOÀN ĐỊA VẬT LÝ HÀNG KHÔNG

                                                                                                                                                         Ông Bùi Minh Thành – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý hàng không                                                                                                     (Từ 2021 – đến nay)

Cán bộ công nhân viên Đoàn Địa vật lý Hàng không

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công tác địa vật lý hàng không được thực hiện ở Việt Nam từ giai đoạn 1961-1963 khi Tổng cục Địa chất hợp tác với Liên Xô khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 phần đất liền Miền Bắc Việt Nam. Năm 1962-1963 tiến hành đo xạ hàng không tỷ lệ 1:25.000 trên diện tích 10.000 km2 dọc sông Hồng và Nam khu IV cũ. Năm 1964-1965 tiến hành đo từ hàng không tỷ lệ 1:25.000 trên diện tích 1.000 km2 ở tỉnh Hà Bắc.

Năm 1964, khi đế quốc Mỹ tiến hành ném bom các tỉnh phía Bắc Việt Nam, công tác khảo sát địa vật lý hàng không bị gián đoạn. Năm 1965, Tổng cục Địa chất giao nhiệm vụ khảo sát địa vật lý hàng không cho Đoàn 35. Đội bay địa vật lý hàng không đầu tiên được thành lập, đội trưởng Đinh Bằng, đội phó phụ trách kỹ thuật: Nguyễn Xuân Sơn.

Để đáp ứng cho công tác tìm kiếm và thăm dò khoáng sản với tốc độ nhanh phục vụ cho công nghiệp hóa XHCN ở nước ta, Hội đồng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1041/KT3 ngày 13 tháng 6 năm 1970 về việc tiến hành các công tác đo địa vật lý hàng không.

Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Tổng cục Địa chất chuyển nhiệm vụ khảo sát địa vật lý hàng không từ Đoàn 35 về Cục Vật lý Địa chất theo Quyết định số 26/QĐ-TC. Đoàn Địa vật lý Máy bay được thành lập trực thuộc Cục Vật lý Địa chất lấy phiên hiệu là Đoàn 65.Đoàn 65 đã thực hiện đề án khảo sát địa vật lý hàng không đầu tiên “Khảo sát từ xạ hàng không kết hợp vùng Thanh Thủy – Ba Vì, tỷ lệ 1:25.000”.Những cán bộ kỹ thuật đầu tiên xây dựng và thực hiện đề án gồm: Nguyễn Quang Quý, Nguyễn Thanh Châu, Trần Lê, Mai Xuân Tuấn, Ngô Minh Ân, Trần Hữu Lịch, Mai Xuân Thái, Phạm Quang Phức; Tổ bay: Phạm Tiến Thuận, Lê Ái Đích, Trần Phan Dục; Tổ Văn phòng: Nguyễn Xuân Sơn, Lê Minh Phúc, Nguyễn Hữu Bắc, Hoàng Bá Kỷ, Trần Doãn Hòe, La Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Lan….

Đến năm 1981, Đoàn 65 đã thực hiện một số phương án bay địa vật lý như: Khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:25.000 vùng Đông Hà Tĩnh, khảo sát từ xạ hàng không vùng Bình Trị Thiên, Vùng Nghệ Tĩnh.

Năm 1980, Liên hợp quốc tài trợ cho Việt Nam hệ thống máy địa vật lý điện – từ – phổ gamma hàng không theo đề án tìm kiếm nước ngầm phục vụ dân sinh VIE/76/004.Đây là hệ thống thiết bị địa vật lý hàng không tương đối hiện đại, kết hợp ghi tương tự và ghi số, từ đó cho phép áp dụng xử lý tài liệu bằng máy tính sau này. Các cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo trong giai đoạn nay như: Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Văn Hợp, Vũ Văn Danh, Nguyễn Mạnh Quang, Nguyễn Tuấn Năm, Kiều Trung Thủy….Đoàn 65 đã thực hiện một số phương án bay địa vật lý như: Khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:25.000 vùng Đông Hà Tĩnh, khảo sát từ xạ hàng không vùng Bình Trị Thiên, Thí nghiệm tổ hợp máy canada từ-phổ gamma – điện hàng không vùng Sơn Tây – Phú Thọ, khảo sát điện từ hàng không vùng Hà Tuyên-Yên Bái – Hòa Bình, khảo sát phương án khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 các tỉnh phía nam.

Do đạt được nhiều thành tích trong công tác khảo sát địa vật lý hàng không, năm 1984 chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã trao tặng Huân chương lao động hạng ba cho cán bộ, công nhân viên chức Đoàn 65 (Nghị quyết số 498 KT HĐNN ngày 18 tháng 5 năm 1984).

Giai đoạn 1982 -1988, do nhu cầu tìm kiếm quặng phóng xạ phục vụ mục đích phát triển năng lượng hạt nhân của khối “Hội đồng Tương trợ Kinh tế các nước XHCN”, Tổng cục Mỏ -Địa chất thành lập đoàn Địa vật lý máy bay 82 (Phiên hiệu Đoàn 82) thực hiện các phương án bay khảo sát từ phổ gamma vùng Đà Nẵng – Quy Nhơn với sự hỗ trợ về máy móc và chuyên gia của Liên Xô.Các cán bộ chủ yếu của Đoàn 82 gồm có Đoàn trưởng Quách Kim Trữ, đoàn phó Nguyễn Văn Bảo, Đoàn Mạnh Tấn, Quách Văn Thực,Võ Thanh Quỳnh…., các kỹ sư địa vật lý vận hành máy hàng không như: Đào Triệu Túc, Trần Tiến, Trương Công Ánh, Hồ Hải, Vũ Tuấn Hùng, Nguyễn Văn Lâm…..

Năm 1988, Xí nghiệp Địa vật lý Máy bayđược thành lập theo Quyết định số 650/M-ĐC ngày 04/10/1988 của Tổng cục Mỏ – Địa chất trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị là Đoàn 65  và Đoàn 82.

Đoàn Địa vật lý Hàng không hiện nay là đơn vịtiếp tục kế thừa truyền thống của thế hệ trước và thực hiện các nhiệm vụ địa vật lý hàng không phục vụ nghiên cứu cơ bản điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản với 3 phương pháp: từ – phổ gamma – trọng lực hàng không.

Lãnh đạo qua các thời kỳ

Ông: Nguyễn Xuân Sơn – Đoàn trưởng Đoàn Bay 65, Địa vật lý Máy bay (1977-1999)

Ông: Quách Kim Chữ – Đoàn trưởng Đoàn Bay 82 (1982-1987)

Ông: Phạm Tiến Thuận – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý Máy bay (1999-2004)

Ông: Nguyễn Trường Lưu – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý Máy bay (2004-2009)

Ông Kiều Trung Thủy – Đoàn trưởng Đoàn Địa vật lý hàng không (2009 – 2020)

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Đoàn Địa vật lý hàng không trực thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Cục Địa chất Việt Nam quy định tại Quyết định số 232/QĐ-ĐCVN ngày 14/02/2023

1. Vị trí và chức năng

Đoàn Địa vật lý hàng không là đơn vị trực thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất, có chức năng tổ chức thực hiện công tác điều tra địa vật lý hàng không phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản trên đất liền và trên biển trong phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về địa chất, khoáng sản theo quy định pháp luật.

Đoàn Địa vật lý hàng không có con dấu riêng, hạch toán phụ thuộc Liên đoàn Vật lý Địa chất, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của phápluật; trụ sở tại Hà Đông, thành phố Hà Nội. 

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham gia xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Liên đoàn; các đề án điều tra địa vật lý hàng không phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản trên đất liền và trên biển trong phạm vi cả nước; dự án đầu tư phát triển của Liên đoàn.

2. Thực hiện các hạng mục công việc Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ do Liên đoàn giao theo kế hoạch hàng năm của các đề án, dự án điều tra địa vật lý hàng không phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản trên đất liền và trên biển trong phạm vi cả nước.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Liên đoàn, gồm:

a) Tham gia xác định chi phí hoàn trả việc sử dụng thông tin dữ liệu địa chất, lượng hóa và hạch toán giá trị tài nguyên địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện các nhiệm vụ đo từ, trọng lực mặt đất phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản. Thành lập và biên tập để xuất bản các bản đồ các trường địa vật lý.
c) Tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
d) Theo dõi, tổng hợp thông tin, số liệu, dữ liệu về điều tra địa vật lý hàng không phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản trên đất liền và trên biển trong phạm vi cả nước.

4. Thực hiện các hoạt động dịch vụ về địa chất, khoáng sản, gồm:
a) Tổ chức thi công các hạng mục công việc thuộc các hợp đồng dịch vụ địa chất, khoáng sản do Liên đoàn ký và giao đơn vị thực hiện.
b) Thực hiện các dịch vụ về địa chất, khoáng sản theo phân cấp, ủy quyền của Liên đoàn trưởng về: địa vật lý, địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất công trình- địa chất thuỷ văn, tai biến địa chất và các dịch vụ khác về địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong hoạt động của đơn vị theo quy định.
6. Nghiệm thu nội bộ các nhiệm vụ, công việc hoàn thành của đơn vị, trình Liên đoàn nghiệm thu cơ sở các nhiệm vụ được Liên đoàn giao.
7. Quản lý tài chính, tài sản và máy móc thiết bị được Liên đoàn giao; Quản lý tổ chức, vị trí việc làm; viên chức, người lao động; thực hiện cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp của Liên đoàn trưởng.
8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Liên Đoàn trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức của đoàn.

Tổng số CBVC đoàn Địa vật lý Hàng không hiện nay là: 20 người, trong đó 16 nam; 4 nữ.

Tiến sĩ: 01; Thạc sĩ: 04; Kỹ sư: 09; Cử nhân: 02; Cao đẳng: 01; Trung cấp: 02; Công nhân: 01

Cơ cấu tổ chức gồm:

1. Lãnh đạo Đoàn Địa vật lý hàng không có Đoàn trưởng và các Phó đoàn trưởng. Số lượng Phó đoàn trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đoàn trưởng chịu trách nhiệm trước Liên đoàn trưởng và trước pháp luật
về mọi hoạt động của Đoàn và các nhiệm vụ được giao; xây dựng nội quy đơn vị; ký các văn bản chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo ủy quyền của Liên đoàn trưởng.
3. Phó đoàn trưởng giúp việc Đoàn trưởng, chịu trách nhiệm trước Đoàn trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Đoàn trưởng phân công.
4. Viên chức và người lao động của Đoàn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo phân công của Đoàn trưởng và chịu trách nhiệm trước Đoàn trưởng về nhiệm vụ được phân công.

CÁC ĐỀ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ.

a/ Các đề án khảo sát đia vật lý hàng không đã thực hiện.

STT Tên đề án Thời gian thực hiện Diện tích(km2) Chủ nhiệm đề án
1 Khảo sát từ hàng không phần Miền bắc Việt nam 1961-1963 Ivannukov.
2 Bay đo từ xạ hàng không kết hợp vùng Thanh Thủy – Ba Vì, tỷ lệ 1:25.000 1971 Trần Lê
3 Khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:25.000 vùng Đông Hà Tĩnh 1976-1977 Nguyễn Xuân Sơn.
4 Khảo sát địa vật lý hàng không vùng Bình Trị Thiên 1977 – 1978 Nguyễn Xuân Sơn
5 Khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:50.000 vùng Nghệ Tĩnh 1979-1981 Phạm Tiến Thuận
6 Nghiên cứu sử dụng hệ thống Toran và khảo sát từ hàng không vùng bờ biển Thái Bình – Hà Nam Ninh. 1982-1983 Nguyễn Xuân Sơn
7 Thí nghiệm tổ hợp máy canada từ-phổ gamma – điện hàng không vùng Sơn Tây – Phú Thọ 1982-1984 Nguyễn Xuân Sơn
8 Khảo sát điện từ hàng không vùng Hà Tuyên-Yên Bái – Hòa Bình 1983-1986 Nguyễn Xuân Sơn
9 Đo vẽ địa vật lý hàng không vùng Đà Nẵng tỷ lệ 1:25.000 1982-1986 Xeckin .N.N
10 Đo vẽ địa vật lý hàng không vùng Quy Nhơn tỷ lệ 1:25.000 1984-1988 Quách Văn Thực
11 Đo vẽ tổ hợp địa vật lý hàng không tỷ lệ 1:25.000 vùng nông Sơn – Quảng Nam- Đà Nẵng. 1985-1989 Larinxep,

Quách Văn Thực.

12 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 vùng Thanh Hóa 1988-1992 4.460 Nguyễn Xuân Sơn

13

Khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 các tỉnh phía nam.

1984-1994 155.600 Nguyễn Xuân Sơn
14 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 vùng Đà Lạt 1990-1993 5.471 Nguyễn Xuân Sơn
15 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 vùng Vạn Yên 1992-1995 991 Nguyễn Xuân Sơn
16 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000 vùng Bà Nà-Hội An 1991-1995 2.971 Nguyễn Xuân Sơn
17 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 vùng Tuy Hòa 1991-1995 4.760 Võ Thanh Quỳnh
18 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Rào Nậy 1993-1995 6.188 Nguyễn Xuân Sơn
19 Bay đo từ phổ gamma vùng Phan Thiết tỷ lệ 1:50.000. 1993-1995 4.442 Phạm Tiến Thuận
20 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Huế 1994-1996 4.658 Võ Thanh Quỳnh
21 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng bản Phúc – Sơn La 1995 Nguyễn Xuân Sơn
22 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Măng Xim-Quảng Ngãi 1995-1996 3.750 Nguyễn Xuân Sơn
23 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Đak Tô 1995-1996 2.350 Nguyễn Xuân Sơn
24 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Đông Kon Tum 1995-1998 8.934 Phạm Tiến Thuận

25

Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Kon Tum 1997-2001 10.200 Nguyễn Xuân Sơn
26 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Bắc Đà Lạt 2000-2004 9.500 Phạm Tiến Thuận
27 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng Phan Rang – Nha Trang 2004-2007 9.126 Quách Văn Thực
28 Bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vùng nam PleiKu 2008-2014 8.000 Nguyễn Trường Lưu.

 

b/ Các đề án khảo sát đia vật lý hàng không đang thực hiện.

STT Tên đề án Thời gian thực hiện Diện tích(km2) Chủ nhiệm đề án
1 Bay đo từ phổ gamma và trọng lực Lào Cai – Yên Bái tỷ lệ 1:50.000 -1:25.000 2014 -2019 7.630 Kiều Trung Thủy
2 Bay đo từ trọng lực hàng không tỷ lệ 1:250.000 biển và Hải Đảo Việt Nam. 2016-2020 616.000 Lại Mạnh Giàu.
3 Bay đo từ, phổ gamma, trọng lực  vùng Tây Bắc” 2017-2020 Đang chờ Bộ TMNT phê duyệt

 

c/ Tóm tắt những thành quả đạt được

Công tác địa vật lý hàng không được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1961. Năm 1964 đã hoàn thành bay khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 toàn miền Bắc Việt Nam. Năm 1983-1992 hoàn thành bay liên kết với tài liệu từ hàng không phân miền Nam Việt Nam để thành lập bản đồ trường từ hàng không Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (1995). Bản đồ này được biên tập, xuất bản ở tỷ lệ 1:1.000.000 vào năm 1998, nó có giá trị sử dụng không chỉ đối với điều tra địa chất, khoáng sản, môi trường, tai biến,… mà còn cho nhiều lĩnh vực khác như thông tin liên lạc, an ninh quốc phòng…

Từ năm 1982, bắt đầu áp dụng công nghệ bay đo tổ hợp từ-phổ gamma phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000. Đến nay đã hoàn thành 18 đề án bay từ phổ gamma tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 trên diện tích hơn 95.000 km2. Kết quả bay đo đã thu thập số liệu để thành lập các bản đồ trường (trường từ, trường phóng xạ gamma, trường hàm lượng nguyên tố phóng xạ K, U, Th). Các số liệu này sau đó tiếp tục được xử lý-phân tích để thành lập các bản đồ cấu trúc địa chất, khoanh vùng dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý.

Công nghệ bay đo địa vật lý của Liên đoàn Vật lý Địa chất trong những năm qua không ngừng đổi mới. Trước năm 1989, số liệu được ghi theo công nghệ tương tự, dẫn đường bay thực hiện bằng chụp ảnh và video, việc xử lý số liệu và hiển thị kết quả hoàn toàn bằng thủ công. Từ năm 1996 đến nay, các công đoạn nêu trên đều thực hiện bằng kỹ thuật số, luôn cập nhật với công nghệ thế giới cùng thời kỳ.

Kết quả bay đo địa vật lý, qua kiểm tra mặt đất, đã phát hiện nhiều diện tích triển vọng khoáng sản để chuyển giao tìm kiếm, thăm dò. Đã phát hiện nhiều mỏ quan trọng: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), Nà Rụa, Nà Lũng, Boong Quang (Cao Bằng); urani Khe Hoa – Khe Cao (Quảng Nam); fluorit Xuân Lãnh (Phú Yên); vàng (Sơn Hoà, Xã Lát, Xuân Sơn, Trà Bu, Sơ Tang, Tây Huế…); magnesit Kong Queng, Sơ Ró (Gia Lai), sắt và đồng-niken ở Thất Khê (Cao Bằng), sắt và chì-kẽm ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thượng Giáp (Tuyên Quang); đồng niken Phan Thanh (Cao Bằng) và nhiều mỏ sa khoáng ilmenit ven biển.

Hiện nay, bằng công nghệ xử lý-phân tích mới Liên đoàn Vật lý Địa chất đang khai thác nâng cao các số liệu bay đo địa vật lý đã có, tổng hợp với tài liệu địa chất, khoáng sản trên nhiều đới cấu trúc- sinh khoáng ở Việt Nam. Nhờ đó, đã xác định, dự báo thêm nhiều diện tích triển vọng khoáng sản nội sinh. Khi kiểm tra mặt đất đã phát hiện nhiều điểm khoáng sản mới có giá trị như vàng ở Khe Máng, Khe Nang (Hà Tĩnh), A Ngo (Tây Huế), Trà Đốc (Quảng Nam), Tiên Cẩm (Quảng Ngãi)…

Những thành tích đạt được của đơn vị đã góp phần rất lớn, không chỉ trong công tác điều tra địa chất, khoáng sản, môi trường, tai biến,… mà còn cho nhiều lĩnh vực khác như thông tin liên lạc, an ninh quốc phòng…nhiều năm liên tục Đoàn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, …. Nhiều cá nhân đạt các danh hiệu Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua cấp ngành, cấp bộ …

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐOÀN ĐỊA VẬT LÝ HÀNG KHÔNG

Ảnh: Liên đoàn trưởng Nguyễn Thiện Giao cùng Đoàn đón nhận Huân chương Lao động hạng III năm 1984Dựng trạm phát sóng Toran phục vụ công tác dẫn đường bay khảo sát từ tỷ lệ 1:200.000 Các tỉnh phía nam – 1986.Ảnh: Đội bay thực hiện đề án Bay đo từ phổ gamma Đông Kon Tum (1995)

   
Ảnh: Máy bay AN2 bay đo từ phổ gamma đề án Phan Rang – Nha Trang (2005)

Ảnh: Công tác chuẩn bị trước mỗi chuyến bay

   
Ảnh: Công tác tìm và xác định mốc trắc địa, trọng lực lập đề án bay đo địa vật lý
   
   
Ảnh: Đoàn kiểm tra thực địa công tác kiểm tra sơ bộ dị thường địa vật lý hàng không
Ảnh:Đo điện phân cực kích thích kiểm tra chi tiết cụm dị thường Tô Hạp Ảnh: Đo địa chấn khảo sát công trình thủy điện ở CHDCND Lào

Ảnh: Đội tư vấn, thiết kế, giám sát dự án từ trọng lực hàng không độ phân giải cao ở Camphuchia (2010)

Ảnh: Chuyên gia Canada chuyển giao công nghệ thiết bị hiện đại từ phổ gamma hàng không (2016).

                                                                                                                                    Nguồn: Liên đoàn Vật lý Địa chất./.

Share.

Leave A Reply

LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT

Website: https://vatlydiachat.gov.vn/
Địa chỉ cơ quan: Số 1 Ngõ 95 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 8540448
Fax: 0243 8542223
Email: ldvldc@monre.gov.vn